top of page
Hazen

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHONG CÁCH BOHEMIAN

Bohemian là gì?

Bohemian là một phong cách thời trang bắt nguồn từ cuối những năm 60 và 70.


Bohemian hay còn được gọi là "boho chic" hoặc "boho". Lấy cảm hứng từ hippie, Bohemian gây ấn tượng bởi những chất liệu tự nhiên, họa tiết retro và màu sắc trung tính.

Giống như hippie, Bohemian mang tinh thần tự do, thoải mái, lãng mạn và tràn đầy niềm vui.

Bohemian không chỉ là một phong cách thời trang mà còn là một nền văn hóa thực đi kèm với một hệ tư tưởng cụ thể và lịch sử phức tạp.

Mặc dù gắn liền với thời trang hippie của những năm 60 và 70 nhưng ngày nay, Bohemian là một phần của văn hóa chính thống (mainstream culture).

Trên thực tế, vào thế kỷ 19, Bohemian đã từng được xem như một phong cách thời trang phản văn hóa (counterculture) giống với hippie.

Là một phong cách thời trang phóng túng, Bohemian đại diện cho một hệ tư tưởng, một lối sống tự do, bình đẳng và không bị ràng buộc bởi xã hội.

Ngày nay, sự đa dạng của các trang phục và phụ kiện boho đã biến Bohemian trở thành một hiện tượng thực tế, một phong cách thời trang với những “item” loose-fit đề cao sự thoải mái, đi kèm với nghệ thuật và sáng tạo.


Lịch sử phong cách Bohemian

Hơn 200 năm trước, bohemian là một thuật ngữ dùng để chỉ một phong cách kỳ lạ, thường gắn liền với các nghệ sĩ, nhà văn và nhà trí thức lập dị.

Sự khởi đầu

Bohemian được nhắc đến lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18, trong thời gian diễn ra Cách mạng Pháp. Thời đó, do điều kiện kinh tế và xã hội, các nghệ sĩ bị buộc sống trong cảnh nghèo đói và phải mặc những bộ quần áo cũ. Họ bắt đầu thể hiện chất nghệ và có phần lập dị của mình thông qua những bộ quần áo.

Các nghệ sĩ ăn mặc tương tự như những người Gypsy (Digan). Đây là tộc người du mục có nguồn gốc từ khu vực Balkan của Đông Âu, sống trong một vùng được gọi là Bohemia.


Người theo trường phái lãng mạn và người Bohemian Pháp

Vào giữa thế kỷ 19, những người theo trường phái lãng mạn (những người trí thức “đồng cảm” với nghệ thuật lãng mạn của thời đại) đã “liên kết” với những người Bohemians đến từ Pháp.

Họ bắt đầu kết hợp những trang phục lấy cảm hứng từ phương Đông, các yếu tố thời Trung Cổ và những chất liệu đầy màu sắc vào trong cách ăn mặc của mình.

Kiểu cách ăn mặc này rất khác biệt so với các kiểu mốt thời trang chính thống (mainstream fashion) của thời đại.

Chủ nghĩa duy mỹ

Theo thời gian, phong cách Bohemian đã có sự phát triển đáng kể. Từ một nhu cầu thiết yếu (mặc đồ cũ do nghèo đói), Bohemian đã trở thành một hệ tư tưởng- một hệ tư tưởng chống lại chủ nghĩa vật chất và các quy ước xã hội.


Những người bohemian bắt đầu đi theo chủ nghĩa duy mỹ với một cách sống mới và phong cách ăn mặc mới, tập trung vào những trang phục loose-fit với họa tiết thêu tay và các thiết kế lấy cảm hứng từ thời Trung Cổ.

Những biểu tượng bohemian đầu thế kỷ 20

Vào đầu thế kỷ 20, các nhà thiết kế đã đưa phong cách thời trang bohemian lên một tầm cao mới. Paul Poiret là người đã kết hợp nhiều yếu tố Nga và Trung Đông vào trong các thiết kế của mình.

Nhà thiết kế dệt may William Morris đã sáng tạo ra nhiều họa tiết hoa văn cho thời trang và cả nội thất bohemian, bao gồm lush floral, họa tiết paisley, họa tiết swirls, tất cả đều rất cầu kỳ và có tính trang trí cao.


Kỷ nguyên Bohemian

Bohemian đã thay đổi hoàn toàn định nghĩa về thời trang. Phong cách này hoàn toàn đi ngược lại với “nhãn dán” tối giản và sang trọng, của thời trang lúc bấy giờ.

Không đơn thuần là lớp ngụy trang bên ngoài, phong cách thời trang thể hiện rất nhiều điều về con người bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những kiến thức thú vị về phong cách bohemian.



Tại HY.WO, chúng tôi tự tin phục vụ và hài lòng các yêu cầu về loại vải, may đo, và chỉnh sửa những chi tiết theo yêu cầu của khách hàng.


Hãy liên hệ với HY.WO để được phục vụ tốt nhất.

Liên hệ: (+84) 969 905 904

Instagram: @Hyworkshop

Website: hywovn.com

Địa chỉ: 427 Bạch Đằng, P15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, Vietnam



0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page